Bài học giá trị từ sách Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie (P2)

Bài học giá trị từ sách Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie (P2). Tiếp nối từ phần trước, mình sẽ tiếp tục chia sẽ những giá trị từ cuốn sách đáng quan tâm này. Đắc Nhân Tâm cụ thể và chi tiết với những chỉ dẫn để dẫn đạo người, để gây thiện cảm và dẫn dắt người khác,… những hướng dẫn ấy, qua thời gian, có thể không còn thích hợp trong cuộc sống hiện đại nhưng nếu người đọc có thể cảm và hiểu được những thông điệp tác giả muốn truyền đạt thì việc áp dụng nó vào cuộc sống trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Xem thêm: 
Bài học giá trị từ sách Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie

Bài học giá trị từ sách Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie (P2)


9. Tìm kiếm sự ủng hộ từ người khác

Trong Đắc nhân tâm có trích dẫn lời của Woodrow Wilson: “Nếu bạn đưa hai quả đấm ra nói chuyện với tôi, thì bạn có thể tin chắc rằng tôi cũng đưa hai quả đấm ra nói chuyện với bạn liền. Nhưng nếu bạn nói: “Chúng ta hãy ngồi xuống đây và ôn tồn nói chuyện với nhau. Vì ý kiến ta khác nhau, cho nên phải ráng tìm nguyên nhân chỗ bất đồng đó”, nếu bạn nói như vậy, thì chúng ta sẽ thấy ngay rằng ý kiến của chúng ta rốt cuộc không khác xa nhau lắm, những chỗ bất đồng ý rất ít, còn những chỗ đồng ý thì nhiều, và nếu chúng ta thật tình và kiên tâm muốn hòa giải với nhau cũng dễ”.

10. Học từ những sai sót của bản thân và người khác

Sự khác biệt giữa những người thành công và những người khác không phải là liệu họ có phạm sai lầm nào không, mà sự khác biệt là ở chỗ họ đối mặt với những sai lầm đó như thế nào. Sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn suy nghĩ là bạn không bao giờ được phạm một sai lầm nào cả. Khi bạn đã tìm ra một cách nào đó để giải quyết công việc tốt hơn thì bạn nên thực hiện luôn. Hãy nhớ những thành công mà trước đây bạn đã đạt được. Bởi vì những sai sót chỉ là thi thoảng. Bạn hãy vượt lên trên chính những sai sót của mình

11. Quản lý thời gian hợp lý

Hãy biết cách cân bằng giữa hoạt động thể xác với hoạt động trí óc hay tinh thần. Không nên nói theo quán tính câu “Đồng ý” với tất cả mọi người hay mọi việc. Bạn hãy xác định những gì là hữu ích nhất đối với mình và thực hiện chúng. Hãy là một nhà quản lí thời gian hiệu quả nhất.

12. Hiểu vấn đề và biết kiên nhẫn

Bạn đang làm việc có nghĩa là bạn đang xóa đi mọi sự cáu giận, mất kiên nhẫn, sự ích kỉ, sự lười biếng, bực tức, sự thù hận, tính ghen tị, những suy nghĩ tiêu cực, ngu dốt, trong cuộc sống của bạn. Hơn thế nữa đó còn là giải thoát chính bản thân mình khỏi những định kiến cá nhân. Hãy tự nhủ rằng mình không nên tham gia vào bất kì cuộc mâu thuẫn nào và hãy tôn trọng quyền của những người khác.

13. Không chỉ trích, than phiền, oán trách

Skinner, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới đã chứng minh qua thực nghiệm rằng một con thú nuôi được khen vì hành vi tốt sẽ học nhanh và nhớ tốt hơn một con thú bị trừng phạt vì hành vi xấu. Cả động vật cũng thích được khen, vậy thì chẳng lý do nào con người lại muốn bị chỉ trích cả. Theo Hans Selye, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới cho biết : "Nỗi sợ bị lên án của con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng".

14. Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác

Theo một mẫu chuyện vui được đề cập trong cuốn đắc nhân tâm : Một người vợ nông dân, lần nọ, sau một ngày làm việc mệt mỏi, bà đã quẳng một đống cỏ khô trước mặt những người đàn ông trong gia đình thay vì một bữa cơm thơm phức như mọi khi. Khi họ tức tối hỏi bà có điên không, bà đáp: "Tôi đã nấu ăn cho các người suốt 20 năm nay và trong suốt thời gian đó, tôi chưa hề nghe một ai cảm ơn một câu hay nói với tôi rằng các người không biết ăn cỏ khô".
Thế đấy các ban, việc nói lời cảm ơn đối với những người giúp đỡ chúng ta là một việc tưởng giản đơn, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với người đó. Hãy nghĩ lại, bạn đã bao giờ nói cảm ơn với bố mẹ mình vì những gì họ đã làm cho bạn chưa? Nếu chưa, hãy làm việc đó ngay nhé.

15. Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ

Phải khẳng định đây là điều cực kỳ khó khăn và phải được rèn luyện lâu dài. Vì bản tính của con người là luôn muốn thể hiện mình, muốn người khác chú ý đến bản thân. Nhưng hãy nhớ rằng, người đang trò chuyện với bạn, họ quan tâm đến họ, vấn đề của họ hơn hàng trăm lần bạn và vấn đề của bạn. Vì thế, hãy tự rèn luyện tính kiên nhẫn và biết lắng nghe, mọi người sẽ luôn muốn được trò chuyện với bạn.

16. Luôn muốn tìm hiểu mọi việc

Bạn hãy quan tâm đến mọi vấn đề trong cuộc sống và muốn học hỏi được nhiều điều hơn nữa. Bạn hãy suy nghĩ thoáng một chút. Vì khi ấy cuộc sống sẽ biến thành một cuộc khám phá hết sức diệu kì. Bạn sẽ thấy cả những thời cơ hay cơ hội mới để mình học tập. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu một việc gì đó trước khi bạn nói là mình không thể làm được nó. Trường lớp, các khóa học, các cuộc thảo luận, các buổi thuyết trình, các trang web, sách vở, băng hình hay các quyển tạp chí đều là những cơ hội tốt để bạn học hỏi kiến thức. Hãy biết rằng một kẻ lanh lợi thông minh có thể đánh bại được một kẻ khỏe mạnh. Vì thế bạn hãy không ngừng tự đặt ra các câu hỏi. Đừng sợ hãi sự thật. Đừng e sợ khi bạn phải nói câu “Tôi không biết.”

Bài học giá trị từ sách Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie (P2) Bài học giá trị từ sách Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie (P2) Reviewed by Unknown on tháng 7 17, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.