Chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ
Chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ. Năm chức năng của tiền trong nền
kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền
phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ
Các chức năng của tiền tệ
Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức
năng sau đây:
Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để biểu
hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng
hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước
đo giá trị phải là tiền vàng
Để đo lường giá trị
hàng hóa không cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào
đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá
trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định
Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian
lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa
được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là
hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu
thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng
lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi
giới gọi là lưu thông hàng hóa.
Công thức lưu thông hàng hóa là:
H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán
và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất
trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất
trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức
năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên
cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.
Để làm chức năng phương
tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ
làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần
thiết cho lưu thông
Nếu sản xuất tăng, lượng
hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất
giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất
trữ
Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh
toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng...
Khi sản xuất
và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua
bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo
giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán
chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh
toán
Sự phát triển của
quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu
trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua
trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa
vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng tiền tệ thế giới.
Với chức năng này, tiền
phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức
năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh
toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội
Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy
luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
Mác cho rằng, số lượng
tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông
trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông của những
đơn vị tiền tệ cùng loại.
Sự tác động của ba
nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật
phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho ô vòng lưu thông của các đồng
tiền cùng loại trong một thời gian nhất định
Lạm phát:
Khi vàng và
bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách tự
phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Khi phát hành tiền giấy thì
tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, hay thế tiền vàng hay
bạc trong chức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị
thực, do đó số lượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tượng
trưng. Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay
bạc mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát
Lạm phát là một hiện
tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng
tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền
kinh tế.
Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm
phát, nhưng đều nhất trí rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ
nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.
Khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự
phân phối lại 10 nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng
hóa, người đi vay được lời; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người
cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng
hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng,
tâm lý người dân hoang mang...
Lạm phát là hiện tượng gây nhiều
tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội, bởi vậy chống lạm phát được xem là một
trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới.
Để ổn định kinh tế vĩ
mô, chống lạm phát, cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạm phát, đánh
giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn.
Nguồn sưu tầm
(dinguocvoithatbai) - Chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ
Chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ
Reviewed by Unknown
on
tháng 10 15, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: